Thứ Năm, 21 tháng 3, 2013

Giá nhà đất cao, vì sao?

Giá nhà đất Việt Nam đã tăng 10-20 lần trong vòng 12 năm kể từ 2000 đến 2012. Năm 2000 tôi bán 1 miếng đất với giá 65 triệu, thì nay miếng đấy ây đã có giá 1 tỷ 6, tức là tăng 24 lần.

Năm 2000, thu nhập hàng tháng của tôi là khoảng 3 triệu đồng. Và năm 2012, với người có cũng thâm niên và chức danh với tôi thời đó thì thu nhập cũng khoảng 10 triệu đồng, tức chỉ gấp 3 lần tính theo tiền đồng.

Học xong đại học, đi làm, kiếm tiền, tôi thường được các bậc tiền bối khuyên là có tiền thì mua đất khẩn trương không tiền nó mất giá. Hầu hết mọi người đều có chung quan điểm như vậy, ai ai cũng chỉ lo sắm đất chứ không dám cầm tiền mặt. Điều này đã thành văn hóa, đã ăn sâu vào ý thức của mỗ con người. Người đẻ chứ đất không đẻ. Thật buồn khi mà mình kiếm được 1 đồng thì giá đất tăng 2 đồng. Nhiều người vay tiền mua đất thì chỉ sau 1 thời gian bán đi họ còn dư tiền để mua miếng đất khác. Thu nhập hàng tháng thì chỉ vài triệu đồng mà ai cũng sở hữu miếng đất tiền tỷ, thật là vô lý.

Giá đất cao kéo theo giá nhà cao, và chi phí giải phóng mặt bằng để làm dự án kinh tế xã hội cũng vì vậy mà tăng vọt. Gia nhà đất cao cũng là rào cản để người dân có nhà, cản trở sự phát triển của xã hội.

Để giá nhà đất gần với khả năng của đại đa số người dân, để các dự án phát triển kinh tế xã hội được thuận lợi, để tài sản của người dân không trú ẩn trong đất mà đem đầu tư phát triển kinh tế xã hội thì rất cần có một chính sách hữu hiệu, một quan đểm điều hành chuẩn mực mang tính hệ thống, có sự cam kết của các cấp lãnh đạo cao nhất.

Vậy chính sách đó là gì? xét cho cùng thì tất cả có một mẫu số chung đó là đồng tiền mất giá. Chính vì sợ đồng tiền mất giá mà người dân buộc phải trú ẩn tài sản của mình vào đất, vào vàng, vào ngoại tệ. Để người dân dám cầm tiền và đem tiền ra đầu tư thì trước hết phải giải tỏa được nỗi sợ hãi trong họ - "đồng tiền mất giá".

Để đồng tiền không mất giá rất dễ, cực dễ, và quá dễ. Tuy nhiên cái khó không phải là ở cách làm mà là ở người làm. Nền kinh tế Việt Nam từ xưa tới nay đã quá quen với cách điều hành với lạm phát cao. Hầu hết đều là trên 6%/năm. Trong khi mức quân bình của thế giới chỉ là 3%/năm. Chỉ số lạm phát hoàn toàn có thể kiểm soát và duy trì ở bất cứ tỷ lệ nào nếu muốn bằng công cụ dự trữ bắt buộc và điều hòa dòng tiền lưu thông.

Nếu như Chính phủ duy trì được lạm phát cực thấp, và cam kết trước toàn dân để thực hiện chỉ tiêu lạm phát hàng năm thì tôi cho rằng người dân sẽ dần dần tin tưởng hơn vào sự ổn định của đồng tiền. Và dần dần giá đất sẽ hạ xuống.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét