Thứ Sáu, 22 tháng 3, 2013

Phá giá đồng tiền sẽ hỗ trợ hay hạn chế xuất khẩu?

Chính sách tiền tệ và tỷ giá của VN từ xưa tới nay là phá giá dần đồng tiền để hỗ trợ xuất khẩu. Doanh nghiệp xuất khẩu được hưởng lợi khi tỷ giá thay đổi.

Do thị trường ngoại tệ VN chưa phải là thị trường ngoại tệ thả nổi, vì vậy việc thay đổi tỷ giá và phá giá tiền đồng là 2 động thái tương đối khác nhau. Do đó, có 2 yếu tố tác động tới doanh nghiệp xuất nhập khẩu trong trường hợp này:

1. Thay đổi tỷ giá.

Khi tăng tỷ giá VNĐ/USD thì các tổ chức và cá nhân đang nắm giữ USD được lợi nhờ chênh lệch tỷ giá tại thời điểm thay đổi. Hàng hóa nội địa sẽ được xem là rẻ hơn tương đối so với trước đó. Tuy nhiên lúc này chúng ta đang bán rẻ tài nguyên cho nước ngoài, và lợi thế về giá này cũng chỉ có tác dụng trong thời gian ngắn khi mà người bán sẽ tăng giá khi họ nhận ra đồng tiền đã bị phá giá.

Tăng tỷ giá thì sẽ hạn chế được nhập khẩu. Tổ chức cá nhân đang nợ USD sẽ bị thiệt hại do chênh lệch tỷ giá. Với mức nợ nước ngoài VN hiện nay là 45% GDP, tương đương 1 triệu tỷ đồng thì nếu tăng tỷ giá 1% VN sẽ bị thiệt hại khoảng 10.000 tỷ đồng.  Con số là quá lớn so với lợi nhuận chênh lệch nhờ tỷ giá của doanh nghiệp xuất khẩu.

Doanh nghiệp gia công hàng xuất khẩu sẽ không được lợi gì do họ phải nhập nguyên liệu đầu vào.

2. Giữ nguyên tỷ giá và phá giá đồng tiền - lạm phát cao

Phá giá đồng tiền thì giá cả hàng hóa sẽ tăng, đó là chắc chắn. Tỷ giá không tăng, do đó giá hàng xuất khẩu tính theo USD sẽ phải tăng.

Như vậy có thể kết luận cho trường hợp phá giá đồng tiền và không thay đổi tỷ giá sẽ hạn chế xuất khẩu.


Chính sách tối ưu đó là ổn định tỷ giá, ổn định giá trị đồng tiền (lạm phát thấp), vừa đảm bảo lòng tin của dân chúng vào tiền đồng, vừa kích thích đầu tư, vừa ổn định giá hàng xuất khẩu, không làm tăng gánh nặng nợ nước ngoài.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét